Việc cải tạo nội thất văn phòng nhà máy có tác động quan trọng đến hiệu suất làm việc, mức độ an toàn và hình ảnh doanh nghiệp. Một văn phòng nhà máy được thiết kế hợp lý sẽ góp phần cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên, thúc đẩy sự sáng tạo và gia tăng hiệu quả quản lý. Để quá trình cải tạo thành công và tiết kiệm phí, Crystal Design TPL sẽ chia sẻ A – Z về quy trình, mẫu mã, chi phí cho doanh nghiệp!
1. Quy trình cải tạo văn phòng nhà máy chuyên nghiệp
Quy trình cải tạo văn phòng nhà máy thường bao gồm 5 bước:
1.1. Bước 1: Đánh giá hiện trạng văn phòng
Mục tiêu: Hiểu rõ tình trạng hiện tại của văn phòng, xác định những vấn đề cần giải quyết, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cải tạo.
Nội dung công việc:
- Khảo sát thực tế không gian văn phòng: Sử dụng thước đo ghi lại diện tích và bố cục các khu vực
- Kiểm tra hiện trạng nội thất: Liệt kê danh sách nội thất hiện có, đánh giá tình trạng vật dụng dựa trên các tiêu chí về độ mới, khả năng sử dụng và mức độ hỏng hóc.
- Đánh giá hệ thống kỹ thuật: Kiểm tra các mối nối kết, chạy thử các thiết bị điện, chú ý đến những dấu hiệu chập chờn, thiếu an toàn.
- Xác định nhu cầu sử dụng và mong muốn của nhân viên, ban lãnh đạo: Tổ chức các buổi thảo luận nhỏ, thu thập ý kiến qua phiếu khảo sát hoặc trò chuyện trực tiếp.
1.2. Bước 2: Lập kế hoạch cải tạo chi tiết
Mục tiêu: Định hướng rõ ràng cho toàn bộ quá trình cải tạo, tối ưu hóa thời gian và chi phí.
Nội dung công việc:
- Xác định mục tiêu cải tạo: Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng, xác định rõ các mục tiêu như nâng cao tính thẩm mỹ, tăng công năng sử dụng hoặc tối ưu hóa không gian.
- Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ: Hình dung khái quát về không gian văn phòng nhà máy sau cải tạo, có thể viết ý tưởng lên giấy hoặc qua bản vẽ.
- Dự toán ngân sách chi tiết cho từng hạng mục: Liệt kê chi tiết các hạng mục cần thực hiện từ vật liệu, nhân công, nội thất đến các chi phí phát sinh. So sánh báo giá từ nhiều nhà cung cấp để tối ưu chi phí.
- Lập tiến độ thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý: Xác định các giai đoạn chính và thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc. Phân bổ trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân.

1.3. Bước 3: Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công
Mục tiêu: Tìm kiếm đối tác uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng công trình
Nội dung công việc:
- Tìm hiểu đơn vị thi công uy tín: Tìm kiếm từ các nguồn đáng tin cậy, tham khảo đánh giá từ các doanh nghiệp từng hợp tác với đơn vị đó.
- So sánh báo giá, năng lực của các đơn vị: Đánh giá dựa trên các tiêu chí về chi phí, chất lượng, bảo hành và thời gian thi công. Kiểm tra portfolio, dự án thực tế của các đơn vị để có góc nhìn khách quan.
- Trao đổi các yêu cầu với đơn vị thi công: Đảm bảo có sự thống nhất giữa các bên để đạt kết quả tốt nhất.
Đơn vị thiết kế thi công văn phòng nhà máy mà doanh nghiệp có thể tham khảo như Crystal Design TPL. Đây là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thi công nội thất tại Việt Nam. Với 25 năm kinh nghiệm cùng hàng trăm dự án thực tế, Crystal Design hứa hẹn sẽ đem đến trải nghiệm xứng tầm về cả chất lượng và chi phí.
1.4. Bước 4: Tiến hành thi công
Mục tiêu: Đơn vị triển khai thi công bám sát kế hoạch, đạt chuẩn về chất lượng, tiến độ và mức độ an toàn.
Nội dung công việc:
- Tạo bản thiết kế chi tiết: Doanh nghiệp trao đổi cùng đơn vị thiết kế để tạo bản vẽ phác thảo hoặc mô hình 3D tổng quan về không gian sau cải tạo.
- Chuẩn bị hồ sơ thẩm duyệt: Đơn vị thi công chịu trách nghiệm chuẩn bị giấy tờ pháp lý, vật liệu và đội ngũ nhân công trước khi bắt đầu dự án.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công: Cử người có chuyên môn theo dõi từng giai đoạn dự án, tiến hành kiểm tra chất lượng và tiến độ theo kế hoạch.
- Giải quyết vấn đề phát sinh: Tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các bên để cập nhật tiến độ và xử lý sự cố phát sinh.

1.5. Kiểm tra và hoàn thiện
Mục tiêu: Đảm bảo mọi hạng mục hoàn thiện đều đạt tiêu chuẩn, hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Nội dung công việc:
- Kiểm tra chất lượng công trình: Đánh giá chi tiết tổng thể công trình từ nội thất, hệ thống kỹ thuật cho đến mức độ thẩm mỹ của văn phòng nhà máy.
- Yêu cầu chỉnh sửa nếu cần: Lập biên bản ghi rõ các điểm chưa đạt yêu cầu để nhà thầu khắc phục.
- Nghiệm thu và bàn giao: Tiến hành các thủ tục nghiệm thu với sự tham gia của các bên liên quan để xác nhận công trình hoàn thành đạt chuẩn.
- Bảo hành công trình: Kiểm tra các điều khoản bảo hành, lưu lại các thông tin quan trọng.
2. 3 phong cách cải tạo nội thất văn phòng nhà máy thẩm mỹ
Với tính chất của văn phòng nhà máy, doanh nghiệp có thể cân nhắc 3 phong cách nổi bật sau:
2.1. Phong cách tối giản
Đặc điểm nổi bật: Phong cách tối giản tập trung vào công năng sử dụng thay vì các chi tiết trang trí rườm rà. Thiết kế cần ưu tiên các món đồ nội thất hình khối rõ ràng, đường nét tinh gọn, không gian nhẹ nhàng, thông thoáng.
Màu sắc chủ đạo: Các gam màu trung tính như trắng, xám, đen, các màu pastel như beige, nude.
Ánh sáng: Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, kết hợp sử dụng ánh sáng nhân tạo sắc trắng hoặc vàng nhẹ.
Vật liệu thường dùng: Gỗ, kính, kim loại, bề mặt nhẵn mịn, không có nhiều hoa văn, họa tiết.

2.2. Phong cách không gian mở
Đặc điểm nổi bật: Đặc trưng của phong cách này là sự kết nối liền mạch giữa các không gian, hạn chế hoặc loại bỏ tường và vách ngăn. Thiết kế sử dụng nhiều chất liệu kính, gương và cửa sổ lớn nhằm tạo hiệu ứng thị giác rộng hơn.
Màu sắc chủ đạo: Các gam màu sáng như trắng, xám nhẹ, xanh nhạt.
Ánh sáng: Ưu tiên ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn và cửa sổ trần
Vật liệu thường dùng: Kính, gương, kim loại, bê tông

2.3. Phong cách công nghiệp
Đặc điểm nổi bật: Phong cách được nhiều văn phòng nhà máy áp dụng nhờ sự độc đáo, tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Các mẫu thiết kế công nghiệp thiên về sự mạnh mẽ, cá tính và có phần thô sơ. Nội thất thường sử dụng các vật liệu lộ thiên, hạn chế sự bám bụi.
Màu sắc chủ đạo: Xám, đen, nâu
Ánh sáng: Ánh sáng nhân tạo từ đèn LED hoặc đèn thả công nghiệp
Vật liệu thường dùng: Gạch thô, gỗ mộc, kính, bê tông

3. Chi phí cải tạo nội thất văn phòng nhà máy – Cần dự trù bao nhiêu?
Dịch vụ thiết kế và cải tạo nội thất văn phòng nhà máy hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì tính tiện lợi, hiệu quả. Đơn vị thi công sẽ trực tiếp khảo sát, lập phương án thiết và đưa ra dự toán chi tiết (vật liệu, nhân công, thiết bị lắp đặt,…) cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp thường không phải tính toán theo cách thủ công.
3.1. Báo giá tham khảo dịch vụ cải tạo nội thất văn phòng nhà máy trọn gói trên thị trường
Chi phí thiết kế nội thất:
- Thiết kế cơ bản: 150.000 – 250.000 VND/m2
- Thiết kế cao cấp: 300.000 – 600.000 VND/m2
Chi phí thi công nội thất:
- Cải tạo cơ bản: 1.500.000 – 3.000.000 VND/m2
- Cải tạo toàn diện: 3.000.000 – 6.000.000 VND/m2
Chi phí lắp đặt hệ thống kỹ thuật (điện, nước, điều hòa,…): Dao động từ 20 – 30% tổng chi phí cải tạo.
3.2. Mẹo tối ưu chi phí cải tạo nội thất văn phòng nhà máy
- Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp với ngân sách: Tập trung cải tạo các khu vực cần ưu tiên như khu làm việc chính, phòng họp, phòng tiếp khách. Cân nhắc lựa chọn phong cách thiết kế tối giản để giảm bớt các chi tiết trang trí không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Tận dụng nội thất cũ: Thay vì mua mới hoàn toàn, doanh nghiệp có thể sơn lại bàn ghế, tủ hồ sơ, bọc mới ghế sofa, ghế văn phòng hoặc sửa chữa nội thất cũ nếu có thể.
- Sử dụng vật liệu thay thế: Các vật liệu thân thiện với môi trường không chỉ bền đẹp mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Doanh nghiệp có thể ưu tiên sử dụng gỗ công nghiệp, sàn nhựa giả gỗ, kính cường lực,…
- Lựa chọn đơn vị cải tạo uy tín, minh bạch: Các đơn vị thi công uy tín thường có quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí.
- Chuẩn bị ngân sách dự phòng: Trong quá trình cải tạo, các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến có thể xảy ra như thay đổi thiết kế, khan hiếm nguồn cung vật liệu, chi phí vận chuyển tăng giá,… Doanh nghiệp nên chuẩn bị ngân sách dự phòng từ 10 – 20% tổng chi phí cải tạo.
- Kiểm tra hợp đồng cẩn thận: Trước khi quyết định ký kết hợp tác, doanh nghiệp hãy xem xét kỹ hợp đồng để đảm bảo tính minh bạch của các điều khoản. Đặc biệt lưu ý đến các mục chi phí phát sinh dự kiến để tránh tranh chấp không đáng có trong quá trình thi công.
4. Tham khảo 2 mẫu thiết kế và cải tạo nội thất văn phòng nhà máy
Độc giả có thể tham khảo các mẫu thiết kế và cải tạo nội thất văn phòng nhà máy dới đây để tìm cảm hứng nâng cấp không gian làm việc, tối ưu công năng và tạo môi trường chuyên nghiệp, hiện đại.
Mẫu 1: Dự án văn phòng nhà máy của KB Color tại Malaysia, phong cách công nghiệp nhẹ










Mẫu 2: Dự án cải tạo văn phòng nhà máy của VTN Architects, phong cách công nghiệp và tối giản kết hợp.






5. Crystal Design TPL – Đơn vị chuyên thiết kế, thi công và cải tạo nội thất văn phòng uy tín
Với hơn 28 năm kinh nghiệm thực chiến, Crystal Design TPL tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thiết kế và thi nội thất văn phòng, giúp doanh nghiệp tối ưu không gian làm việc và nâng tầm giá trị thương hiệu.
Dựa trên quá trình làm việc thực tế với nhiều đối tác lớn như Samsung, Lotte, Sony, LG, Emart, Hyundai,… đơn vị cam kết về khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Lợi thế vượt trội của Crystal Design TPL:
- Đội ngũ nhân sự tận tâm, giàu kinh nghiệm: Đơn vị sở hữu đội ngũ chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp, sáng tạo, thợ mộc lành nghề và các kỹ sư kỹ thuật giàu kinh nghiệm, đảm bảo dự án đạt chất lượng cao nhất.
- Hệ thống máy móc hiện đại: Crystal Design đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiên tiến giúp tối ưu thời gian thi công và đảm bảo độ chính xác, bền bỉ của công trình.
- Cam kết bám sát tiến độ: Mọi công đoạn đều được thực thi và kiểm soát chặt chẽ theo kế hoạch, đảm bảo bàn giao đúng tiến trình với chất lượng vượt mong đợi.
- Chi phí cạnh tranh: Các dịch vụ phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp từ những công ty khởi nhiều cho đến các tập đoàn lớn. Đơn vị luôn sẵn lòng tư vấn, đưa ra các giải pháp thi công giúp tối ưu ngân sách.

Việc cải tạo nội thất văn phòng nhà máy đem đến nhiều lợi ích to lớn cho quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây là một khoản đầu tư xứng đáng và cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Hy vọng những thông tin hữu ích phía trên sẽ giúp bạn sớm sở hữu mẫu cải tạo nội thất văn phòng nhà máy mơ ước.
Để quá trình thiết kế cải tạo tối ưu về chi phí, thời gian, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Crystal Design qua địa chỉ sau.
Thông tin liên hệ:
|