Bạn muốn văn phòng của mình trở nên hiện đại nhưng vẫn mang nét cổ điển? Bạn yêu thích những điều mới mẻ nhưng vẫn muốn gìn giữ những giá trị xưa? Lời khuyên cho bạn là nên lựa chọn phong cách nội thất Retro cho văn phòng của mình. Đây là phong cách rất được yêu thích và thịnh hành khắp thế giới những năm 50-70. Hãy cùng Crystal Design-TPL tìm hiểu về phong cách Retro qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết:
1. Phong cách nội thất Retro là gì?
Retro là tiếng Latin dịch ra có nghĩa là phía sau hoặc trong quá khứ, ngụ ý của nó chính là những nét xưa cũ trong quá khứ.
Phong cách nội thất retro là biểu tượng của sự hoài niệm về quá khứ. Đồng thời, nó còn biểu trưng cho sự đơn giản, chân thành nhưng không kém phần hiện đại.
Phong cách nội thất Retro bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 50; như một làn có mới tác động nhiều đến kiến trúc. Phong cách Retro mặc dù mang nét cổ điển nhưng vẫn hòa hợp với phong cách hiện đại ngày nay.
Những năm 60, người ta thường chuộng cách thiết kế với các tông màu nóng như cam, đỏ cùng với nội thất có hình dạng cong và sâu. Đến những năm 70, người ta lại chuộng nội thất kết hợp từ hình tròn và hình vuông hơn. Gam màu cũng đổi thành xanh, cam, vàng.
Ngày nay, việc ứng dụng phong cách nội thất Retro vẫn giữ được nét hoài cổ độc đáo nhưng đã có thêm vài yếu tố hiện đại giúp cho không gian dịu dàng hơn.
2. Phân biệt phong cách thiết kế nội thất Retro và Vintage
Phong cách nội thất Vintage mang tính hoài cổ cùng dấu ấn của thời gian, nội thất thường đã qua sử dụng. Còn phong cách nội thất Retro là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, không dùng đồ cũ như Vintage.
Vintage là từ được mọi người dùng để nói về những cái cũ nhưng lại có giá trị cao trong thời điểm hiện tại, nó mang giá trị cổ điển. Nội thất vintage là những đồ vật mang dấu ấn thời gian, hoài cố, lãng mạn, tinh tế nhưng rất sang trọng. Những đồ vintage nổi bật trong nội thất phải kể đến như đèn chùm cũ, bàn ghế bạc màu, đồng hồ cổ,…
Phong cách thiết kế nội thất Retro là hướng về quá khứ, mang những nét cổ điển nhưng vô cùng mạnh mẽ, phong phú hơn vintage rất nhiều. Vì Retro trong nội thất có thể kết hợp với nội thất hiện đại như bàn, ghế, sofa hiện đại,…
Tông màu vintage chủ đạo là màu trầm, ấm thì phong cách Retro đa dạng màu sắc hơn khi tông màu chủ yếu là pastel. Retro còn được thiết kế ngẫu hứng mang tông màu đối lập rực rỡ chứ không phải lúc nào cũng xưa cũ và cổ điển, gam màu chủ yếu để làm nổi bật trong phong cách Retro là vàng, cam và xanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 33 phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất
3. Những đặc trưng của phong cách nội thất Retro
3.1 Đồ nội thất đơn giản
Đặc trưng của phong cách nội thất Retro là không cần nội thất quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản và tinh tế là đủ. Những nội thất dùng để trang trí phải có màu sắc của quá khứ đồng thời cũng có nét hiện đại.
Phong cách Retro thường có rất nhiều đường nét, màu sắc xuất hiện trong cùng một không gian sống. Do đó, không nên chọn đồ nội thất có hình dáng, chi tiết quá cầu kỳ và rườm rà. Thay vào đó, chỉ cần phối hợp hài hoà màu sắc giữa đồ nội thất và tổng thể là bạn đã có không gian mang đậm tính retro.
3.2 Màu sắc cuốn hút
Mặc dù phong cách Retro hướng về quá khứ, nhưng không mang màu xưa cũ, mà là sự kết hợp của các gam màu vô cùng cá tính và mạnh mẽ, khi kết hợp với nhau lại mang đến cảm giác hoài cổ, rất lạ nhưng rất cuốn hút.
Màu sắc trong phong cách Retro rất quan trọng, linh hồn của phong cách được tạo nên chủ yếu bằng cách phối kết hợp hài hòa các màu sắc. Không gian mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng, hay không gian nhẹ nhàng, thanh tao, lịch sự.
Bằng cách sử dụng các gam màu pastel nhẹ nhàng, ấm áp kết hợp hài hòa với gam màu đậm tạo ra phong cách nội thất Retro , đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng. Có 2 phương pháp phối màu, thứ nhất là sự phối hợp giữ gam màu đậm và màu sáng, thứ hai là sự kết hợp của các gam màu như màu mận, đen, xanh lục bảo, navy, xanh olive, mushroom.
Thực chất sự kết hợp màu sắc trong phong cách rất ngẫu hứng, trong những năm 60 những gam màu rực rỡ được sử dụng như hồng, trắng, cam, đỏ, bạc, tím tạo ra không gian choáng ngợp, năng động, trẻ trung và ấn tượng.
Bước sang những năm 70 các màu trung tính được sử dụng nhiều hơn, gam màu nâu, màu cát, xanh hải quân, be, rượu vang, cam cháy, màu tím, màu mặn. Sắc vàng là màu chủ đạo do sự ảnh hưởng bởi trào lưu nhạc Disco.
>> Có thể bạn quan tâm: Phong cách Minimalism trong nội thất là gì?
3.3 Tranh và phụ kiện trang trí
Tranh, ảnh là vật dụng được trang trí nhiều nhất tạo nên phong cách nội thất Retro, những bức tranh kích thước nhỏ hoặc trung bình được sắp xếp gần nhau tạo sự ấm áp và lãng mạn. Các bức tranh rất đa dạng phong cách nhưng được ưa thích nhất có lẽ là tranh trừu tượng, hoang dã, hoặc các dòng xe oto cổ đại.
Các đồ vật trang trí cổ đại đượm màu thời gian, hoặc sử dụng các vật dụng, chất liệu tạo độ sờn, độ cổ điển cho đồ vật. Ví dụ một bộ bàn ghế gỗ hơi trầy xước, hay chiếc ghế bằng sắt bị gỉ sét,…
3.4 Tường sử dụng gam màu pastel
Phong cách nội thất Retro không phải phong cách tuân theo nguyên tắc, nên không có bất kỳ quy luật nào để bạn tuân theo và làm đúng theo. Retro là sự kết hợp hài hòa và ngẫu hứng nhưng vẫn tạo ra bố cục rõ ràng.
Các bức tường Retro khi sử dụng gam màu pastel, hãy lựa chọn màu bạn yêu thích để tạo nét hoài cổ cho không gian. Ngoài sơn tường bạn có thể lựa chọn giấy dán tường với các họa tiết phong cách nội thất Retro, thường các họa tiết rất đơn giản và được lặp đi lặp lại.
3.5 Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng là yếu tố quyết định đến màu sắc, nên ánh sáng rất quan trọng, sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra môi trường sống năng động, tích cực và thiên nhiên hơn. Nhưng ánh sáng thay đổi liên tục trong ngày, nên cần phải có các thiết bị ánh sáng để đảm bảo không gian luôn đủ sáng như bạn mong muốn.
Ánh sáng từ đèn trần, những chiếc đèn cây lớn hay chụp đèn lớn, đèn treo ốp alu đều là các loại đèn được sử dụng phổ biến trong những năm 60, 70. Tận dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên nhờ thiết kế cửa sổ vòm rộng, cửa sổ cánh.
>> Có thể bạn quan tâm: Phong cách Scandinavian là gì? Mẫu thiết kế nội thất Bắc Âu
4. Mẫu thiết kế nhà ở theo phong cách nội thất Retro
4.1 Thiết kế phòng khách
Nếu muốn không gian mộc mạc và đơn giản, bạn có thể sử dụng bàn ghế với chất liệu gỗ, mang thiên nhiên vào không gian để tạo nên phong cách nội thất Retro. Họa tiết trên tường cũng rất quan trọng, nên sử dụng màu nhẹ nhàng cho các mảng tường để làm nền cho các đồ nội thất nổi bật.
Nếu muốn phòng khách ấm áp hãy sử dụng các gam màu nóng, kết hợp với hệ thống đèn vàng tăng nét hoài cổ cho không gian. Nếu bạn muốn không gian mang nét hiện đại thì hãy kết hợp màu sắc nhẹ nhàng, mềm mại và nên lựa chọn các đồ nội thất gọn gàng, tinh tế.
Chất liệu của tất cả các đồ nội thất rất quan trọng, nó sẽ tạo cảm giác cứng nhắc, sần sùi, gai góc hay mềm mại. Kết hợp các hoa văn, họa tiết trang trí hài hòa để căn phòng có điểm nhấn tránh không gian nhàm chán, đơn điệu.
4.2 Thiết kế phòng bếp
Phòng bếp có rất nhiều vật dụng bếp núc, có thể nói bếp là nơi dễ trở nên bừa bộn nhất. Vậy nên để tạo cảm giác đơn giản, gọn gàng cho phòng bếp chúng ta nên chọn các gam màu lạnh, nhẹ nhàng và không nên sử dụng quá nhiều màu sắc.
Màu nhẹ, mát sẽ làm giảm độ nhiệt trong phòng bếp, chỉ sử dụng một tông màu làm chủ đạo tạo không gian thống nhất, làm phòng bếp cân bằng hơn, tránh sử dụng nhiều màu sắc làm phòng bếp trở nên rối mắt và phức tạp.
4.3 Thiết kế phòng ngủ
Phòng ngủ phong cách nội thất Retro không thể thiếu các bức tranh trang trí, các bức tranh kích thước nhỏ hoặc trung bình được sắp xếp ngẫu nhiên cạnh nhau. Nội dung tranh chủ yếu là hình ảnh các ca sĩ, ô tô, thiên nhiên hoặc tranh trừu tượng.
Thường thì phòng ngủ sẽ chia ra 2 gam màu chính, gam màu ấm áp với sắc vàng làm chủ đạo, sẽ tạo sự ấm cúng vào mỗi mùa đông và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Nhưng đối với những người thích không gian phòng ngủ tươi mát, bạn muốn tỉnh táo và làm việc trong phòng ngủ, thì tông màu xanh da trời sẽ làm bạn tỉnh táo hơn, mát mẻ hơn.
Màu xanh có tác dụng tăng khả năng tập trung vào công việc, khi tối đến màu xanh chuyển thành màu xanh đậm nước biển kích thích sự huyền bí và thu hút bạn vào giấc ngủ rất nhanh.
Tùy vào mong muốn của gia chủ về phòng ngủ của mình, phong cách nội thất Retro rất đa dạng và phong phú nên có thể kết hợp và phù hợp với nhiều thị hiếu khác nhau.
5. Phối hợp phong cách Retro với những phong cách khác
Để tạo ra không gian Retro yêu cầu trong thiết kế là phải tỉ mỉ, chau chuốt trong từng chi tiết nhỏ, từng món đồ trang trí, từng gam màu chọn cho từng bố cục không gian. Nghe có vẻ rất phức tạp, nhưng phong cách này không hề bó buộc, nó đòi hỏi tính sáng tạo và kết hợp ngẫu hứng.
Do là sự kết hợp ngẫu hứng nên việc thiết kế phong cách nội thất Retro cũng dễ dàng kết hợp cùng các phong cách khác, làm đổi mới không gian nội thất, kết hợp uyển chuyển giữa hiện đại và cổ điển.
Sự đổi mới trong cách thay đổi các họa tiết, giấy dán tường và đồ nội thất như bàn ghế, sofa hiện đại. Chỉ với những thay đổi mang tính quyết định này đã giúp bạn tạo ra không gian vừa Retro nhưng lại có nét tinh tế, sang trọng của hiện đại.
Không gian linh hoạt phù hợp với nhiều hoạt động vẫn là không gian được nhiều người yêu thích, vì nó đáp ứng được nhu cầu của những người từ dễ tính đến khó tính nhất. Tạo ra không gian năng động, hiện đại nhưng rất Retro giúp cuộc sống chất lượng hơn, tránh xa sự tấp nập xô bồ, nhưng không xa rời sự hiện đại của nhịp sống.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã nắm được phong cách nội thất Retro là gì, và những nét đặc trưng của phong cách này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thiết kế nội thất hãy liên hệ với Crystal Design – TPL để nhận được sự tư vấn tốt nhất.