Muốn thiết kế một văn phòng đẹp với đầy đủ công năng không phải là một điều đơn giản, kể cả với những kiến trúc sư có kinh nghiệm. Để đáp ứng được tất cả những yếu tố như tính thẩm mỹ, tính an toàn, sự thoải mái,.. thì văn phòng cần tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định. Vậy tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Crystal Design – TPL qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết:
- Lý do nên thiết kế văn phòng theo đúng tiêu chuẩn
- Các tiêu chí tối thiểu trong thiết kế phòng làm việc hiện đại
- Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại mới nhất
- Tiêu chuẩn về diện tích văn phòng trên đầu người
- Tiêu chuẩn về thiết kế nội thất văn phòng
- Tiêu chuẩn về phân chia không gian
- Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc m2/người
- Tiêu chuẩn về ánh sáng trong thiết kế văn phòng
- Tiêu chuẩn về an toàn, phòng chống cháy nổ
- Tiêu chuẩn về không gian hỗ trợ
- Tiêu chuẩn về phong thủy khi thiết kế văn phòng
- Tiêu chuẩn về màu sắc khi thiết kế văn phòng
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho văn phòng
- Tiêu chuẩn sắp xếp cây xanh trong văn phòng
- Những mẫu văn phòng làm việc đẹp được ưa chuộng
1. Lý do nên thiết kế văn phòng theo đúng tiêu chuẩn
Mặc dù mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt, do đó việc thiết kế nội thất cũng sẽ có những sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các mẫu thiết kế điều phải thực hiện theo những tiêu chuẩn nhất định. Lợi ích khi tuân theo tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc đó là:
- Nâng cao hiệu suất công việc: văn phòng cần cung cấp đầy đủ các loại trang thiết bị cũng như nội thất cần thiết thì nhân viên mới làm việc có hiệu quả được.
- Nâng cao sự thoải mái: mỗi nhân viên đều phải gắn bó với văn phòng 8 tiếng 1 ngày, tương đương ⅓ thời gian. Do vậy, văn phòng phải được thiết kế sao cho mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho nhân viên giống như khi họ đang được ở nhà vậy.
- Mang đến sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: một thiết kế văn phòng chuẩn mực sẽ mang đến sự chuyên nghiệp, cái nhìn thiện cảm của đối tác và khách hàng khi đến với công ty.
Do vậy, trước khi bắt đầu thiết kế và thi công văn phòng, mỗi doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện nay.
2. Các tiêu chí tối thiểu trong thiết kế phòng làm việc hiện đại
2.1 Tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ chính là một trong những yêu cầu tối thiểu mà bắt buộc văn phòng nào cũng cần có, để không chỉ tạo ra một không gian làm việc thoải mái cho nhân viên. Mà còn đồng thời, giúp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín trong mắt đối tác và khách hàng.
Tính thẩm mỹ sẽ được xem xét dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm màu sắc, ánh sáng, bố cục, nội thất, vật dụng trang trí,… tất cả phải được phối hợp một cách nhịp nhàng, để tạo nên được một tổng thể hài hòa, ấn tượng, đẹp mắt và chuyên nghiệp.
Thông thường, một văn phòng cần phải đảm bảo được 3 yếu tố đó là cân xứng, thoáng đãng và ngăn nắp. Do đó, trước khi bắt đầu thiết kế văn phòng, bạn cần xác định trước phong cách văn phòng mình muốn hướng đến là gì. Để có thể lên được phương án phù hợp, xác định những điểm nhấn không gian, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho văn phòng.
2.2 Công năng sử dụng
Ngoài tính thẩm mỹ thì công năng cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của văn phòng. Tiêu chuẩn về công năng trong văn phòng được tạo nên từ việc phân chia diện tích, không gian giữa các phòng ban sao cho khoa học nhất. Điều này nhằm đảm bảo sự thuận tiện liên lạc giữa các bộ phận mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Để phân chia diện tích một cách khoa học nhất, bạn có thể xem xét gợi ý sau đây:
- Khu vực tiếp khách: nên bố trí tại những nơi gần cửa kính, để khách hàng không cảm thấy gò bó, tạo sự thân thiện, và thoải mái.
- Khu vực làm việc của nhân viên: nên sử dụng thiết kế mở hoặc dạng module, để giúp cho nhân viên thuận tiện qua lại giữa các phòng ban khi làm việc.
- Khu vực làm việc của giám đốc, lãnh đạo: nên để giám đốc, lãnh đạo có phòng riêng, để tách riêng với nhân viên. Thế nhưng, để không tạo quá nhiều cảm giác xa cách, bạn nên sử dụng cửa kính làm vách ngăn. Đồng thời, nên để bàn làm việc ở nơi mà sếp có thể dễ dàng nhìn được nhân viên để tạo sự tương tác đôi bên.
2.3 Nhất quán về không gian
Khi thiết kế văn phòng, không ít các kiến trúc sư cố tình bỏ qua yếu tố về mặt bằng, dẫn đến tạo ra những thiết kế không phù hợp. Do vậy, khi thiết kế văn phòng, cần dựa vào yếu tố mặt bằng thực tế để tạo ra một mẫu thiết kế tốt nhất.
Không chỉ vậy, bản thiết kế văn phòng còn cần phù hợp với mặt bằng của tòa nhà nơi đặt văn phòng để tạo ra sự đồng bộ tuyệt đối. Ngoài ra, tính nhất quán còn được thể hiện ở chỗ, khi một nhân viên muốn thay đổi chỗ ngồi thì có thể linh động, tự do mà không cần phải di chuyển nội thất qua lại.
2.4 Mạch kết nối tách biệt không gộp lại với nhau
Nội thất chính là một yếu tố quan trọng bên trong văn phòng. Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc tốt nhất là bạn không nên sử dụng đồ nội thất theo kiểu nguyên khối mà nên đi theo từng khối, từng lớp riêng biệt. Từ đó, giúp thuận tiện cho quá trình di chuyển, sắp xếp hay lược bỏ nếu không cần thiết.
Ngoài ra, bạn không nên cố định các loại trang thiết bị vào cùng một chỗ, ở bất kỳ nơi đâu, mà nên tách rời chúng với nhau để thuận tiện cho việc di chuyển chúng, nếu những phòng ban khác cần sử dụng.
2.5 Thích hợp với văn hóa của công ty
Mỗi doanh nghiệp với các đặc thù kinh doanh khác nhau sẽ có những văn hóa và đặc điểm khác nhau. Do đó, phong cách thiết kế văn phòng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như bạn không thể sử dụng phong cách năng động trẻ trung cho công ty cần sự chuyên nghiệp và tính chính xác cao được.
2.6 Hòa hợp với thiên nhiên
Xu hướng thêm cây xanh vào trong văn phòng làm việc ngày càng phổ biến trong các thiết kế văn phòng hiện nay. Yếu tố cây xanh không chỉ giúp văn phòng của bạn trở nên thân thiện và chuyên nghiệp mà chúng còn mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho nhân viên khi làm việc. Từ đó, năng suất làm việc cũng được nâng cao hơn.
Trong các bản vẽ thiết kế văn phòng, các kiến trúc sư thường cố gắng mang thiên nhiên vào bên trong thông qua cây xanh, ánh sáng, không khí,…. để kích thích sự sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên.
2.7 Phù hợp với khả năng tài chính
Tài chính là yếu tố trực tiếp quyết định đến quy mô của bản vẽ công ty. Với những doanh nghiệp có thể đầu tư ngân sách lớn vào việc thiết kế văn phòng làm việc thì chắc chắn sẽ nhận lại được những thiết kế sáng tạo, mang tầm vĩ mô.
Ngược lại, với những doanh nghiệp mới thành lập, tài chính không có nhiều thì các công ty thiết kế sẽ tư vấn để giúp bạn tìm ra một phương án tốt nhất sao cho vừa đẹp vừa đảm bảo công năng, phù hợp với khả năng chi trả.
2.8 Khả năng tương tác cao
Văn phòng mở đang là xu hướng thiết kế văn phòng thịnh hành nhất thời gian gần đây. Một văn phòng mở không chỉ giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các phòng ban với nhau, mà còn là phương án thiết kế tiết kiệm nhất.
Tuy nhiên, việc thiết kế văn phòng mở không phải là một điều dễ dàng. Các kiến trúc sư sẽ cần phải tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng. Để tránh biến văn phòng trở nên lộn xộn, và không có tổ chức. Do vậy, nếu gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế văn phòng mở, bạn có thể liên hệ Crystal Design TPL, công ty tư vấn thiết kế nội thất văn phòng chuyên nghiệp, để nhận sự hỗ trợ từ chúng tôi.
3. Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại mới nhất
3.1 Tiêu chuẩn về diện tích văn phòng trên đầu người
Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc chung trong các văn phòng hiện nay như sau:
Phòng làm việc cho nhân viên:
- Đối với những nhân viên có đặc thù công việc linh hoạt, cần di chuyển nhiều: 3m2/người.
- Đối với những nhân viên có công việc cố định, không cần di chuyển: 4.5m2/người.
- Đối với những nhân viên không cần vị trí cố định như giám sát viên, nhân viên bán hàng,..: 1.4m2/người.
Phòng giám đốc:
- Phòng giám đốc không bao gồm không gian tiếp khách: 10m2/phòng.
- Phòng giám đốc bao gồm không gian tiếp khách: 18.5m2 – 20m2/phòng.
- Tùy theo sở thích của mỗi giám đốc để quyết định văn phòng của mình được thiết kế theo phong cách gì, kín hay hở.
Phòng họp:
- Phòng họp nhỏ: 20m2/phòng.
- Phòng họp trung bình: 40m2/phòng.
- Tiêu chuẩn diện tích phòng họp tối thiểu cho một người bên trong nếu không bàn là 0.8m2/người. Và nếu có bàn là 1.8m2/người.
Bên cạnh xem xét đến diện tích các phòng, bạn cũng nên chú ý đến việc tính toán diện tích văn phòng trên đầu người như thế nào. Từ đó đưa ra bản thiết kế hợp lý nhất:
- Theo tính chất công việc: những văn phòng có diện tích quá nhỏ thường chỉ đủ để đáp ứng không gian cho những nhân viên không cần chỗ ngồi cố định như giám sát viên hay nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, nếu áp dụng cho nhân viên văn phòng, phải ngồi 8 tiếng một ngày chắc chắn sẽ khiến họ khó chịu bởi cảm giác bí bách, chật chội. Do đó, bạn nên tính toán số lượng nhân viên của mình, đồng thời xem xét tính chất công việc của họ để tính toán diện tích hợp lý.
- Theo văn hóa doanh nghiệp: người phương Đông vô cùng quan trọng văn hóa doanh nghiệp của mình. Thế nhưng, nếu văn phòng của bạn có người phương Tây thì nên sử dụng những văn phòng mang tính cá nhân hóa, để kích thích sự sáng tạo và gia tăng năng suất làm việc cho họ.
3.2 Tiêu chuẩn về thiết kế nội thất văn phòng
Đồ nội thất trong văn phòng cần tuân theo một số tiêu chuẩn thiết kế nội thất văn phòng nhất định về kích thước. Không chỉ vậy, khi xem xét đến yếu tố này, bạn cũng cần quan tâm thêm một số vấn đề khác như:
- Đảm bảo đúng công năng: đồ nội thất trong văn phòng nên đảm bảo được công năng làm việc. Ngoài ra, phương án sử dụng đồ nội thất đa năng cũng ngày càng được phổ biến rộng rãi.
- Nội thất cần phù hợp với phong cách văn phòng:
- Phòng giám đốc: nội thất sẽ phải thể hiện được sự uy quyền và bản lĩnh của người lãnh đạo, nên cần chọn lựa kỹ càng.
- Phòng họp: nên đảm bảo được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp. Nội thất bên trong phòng họp thường là một chiếc bàn hình elip dài, cùng ghế chân quỳ.
- Phòng làm việc cho nhân viên: cần thoải mái và linh hoạt: nên sử dụng những chiếc ghế xoay để nhân viên cảm thấy dễ chịu trong khi làm việc.
- Nên đưa các yếu tố thiên nhiên vào văn phòng: nên thiết kế thêm những loại cửa kính hoặc cửa đón gió để đem ánh sáng, và không khí vào văn phòng.
- Đảm bảo yếu tố phong thủy: cần lựa chọn những món đồ nội thất có chất liệu, màu sắc đúng với phong thủy của chủ doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Tư vấn thiết kế nội thất phòng họp sang trọng, hiện đại
3.3 Tiêu chuẩn về phân chia không gian
Ngoài không gian làm việc chung, tương tác với các bộ phận thì mỗi nhân viên đều cần thời gian làm việc cá nhân. Do đó, khi xem xét đến tiêu chuẩn văn phòng làm việc này, các doanh nghiệp cần tính toán lựa chọn không gian như thế nào, để có thể đảm bảo được tính chất công việc của nhân viên.
Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào có văn phòng đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Các doanh nghiệp sẽ kết hợp 2 yếu tố này lại với nhau để vừa có không gian làm việc chung, lại vừa có đủ sự riêng tư cần thiết. Do vậy, khi lên bản vẽ thiết kế nội thất, các doanh nghiệp cần chú ý và chừa ra 1 phần diện tích nhất định để làm vách ngăn cho văn phòng.
3.4 Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc m2/người
Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng m2/người là cơ sở tính toán diện tích văn phòng mới và phổ biến nhất hiện nay mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Tiêu chuẩn này được tính toán như sau:
- Diện tích văn phòng trung bình – vừa đủ: 5-6m2/người. Đây là cách tính mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhất.
- Diện tích văn phòng tiết kiệm chi phí: 3-4m2/người.
- Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc trung bình để nhân viên cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi làm việc: 7-10m2/người.
3.5 Tiêu chuẩn về ánh sáng trong thiết kế văn phòng
Văn phòng có độ sáng thích hợp khoa học, không chỉ giúp nhân viên được làm việc thoải mái, dễ chịu mà còn đồng thời làm tăng khả năng sáng tạo, nhờ đó nâng cao hiệu suất và kết quả làm việc.
Một số yêu cầu về ánh sáng bên trong những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng mới nhất như sau:
- Văn phòng cần phải đảm bảo ánh sáng cho toàn thể nhân viên đang làm việc. Nên kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
- Nên lựa chọn những bóng đèn chiếu sáng ánh sáng trắng, thân thiện với mắt người dùng như downlight hay đèn tuýp,.. để tránh gây ra cảm giác lóa mắt hay khó chịu khi phải sử dụng trong một thời gian dài.
- Bóng đèn cần đạt mức chiếu sáng nhất định lên mặt bàn.
Theo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng của CIBSE thì ánh sáng cần đạt những mức như sau:
- Sảnh phòng đợi: 200 lux.
- Hành lang, cầu thang: 100 lux.
- Nơi để đọc sách: 300-500 lux.
- Văn phòng làm việc: 400 lux.
- Nơi nghỉ ngơi: 150 lux.
Một số gợi ý về thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng trong văn phòng mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Nên sử dụng loại đèn huỳnh quang T8 – 36W: loại này có khả năng sáng hơn những loại đèn huỳnh quang khác đến 200%, và cũng sáng hơn đến 130% so với những bóng đèn sợi đốt 100W thông thường. Ánh sáng loại đèn này phát ra cũng tự nhiên và thân thiện hơn.
- Với ánh sáng nhân tạo, bạn nên bố trí trực tiếp chiếu thẳng từ trần nhà xuống.
- Nên gắn thêm chao vào đèn để ánh sáng có thể khuếch đại tốt nhất. Đồng thời, cũng giúp ánh sáng có thể phân bố đều hơn.
- Có thể không gắn quá nhiều đèn trong văn phòng. Thế nhưng vẫn phải đảm bảo công suất hoạt động chiếu sáng. Thông thường, mật độ tiêu thụ công suất điện sẽ là dưới 10W/m2.
- Nên lắp quạt treo tường cao ít nhất 2.5m, để tránh chia cắt ánh sáng trong văn phòng.
3.6 Tiêu chuẩn về an toàn, phòng chống cháy nổ
Văn phòng làm việc nào cũng cần đảm bảo an toàn cho nhân viên, giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, tiêu chuẩn văn phòng làm việc về cháy nổ luôn được đề cao hàng đầu và cũng là mục bắt buộc khi thiết kế và thi công nội thất văn phòng TPHCM.
Khi thiết kế văn phòng, các kiến trúc sư cần tính toán và bố trí nơi đặt hệ thống cầu thang thoát hiểm, hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, hộp cứu hỏa,.. ở nơi hợp lý, để nhân viên và người trong tòa nhà dễ dàng tìm thấy khi có sự cố phát sinh.
3.7 Tiêu chuẩn về không gian hỗ trợ
Tiêu chuẩn về không gian văn phòng đối với các phòng hỗ trợ đó là chúng phải được bố trí một cách hợp lý và khoa học sao cho có sự thống nhất và hài hòa với thiết kế tổng thể của văn phòng.
Một số tiêu chuẩn về không gian văn phòng hỗ trợ cần tuân theo như sau:
- Không gian làm việc hỗ trợ: là không gian sinh hoạt chung của công ty, nơi mà các nhân viên có thể thoải mái giao tiếp và trao đổi với nhau. Đó có thể là quầy bar, nhà ăn, phòng tiếp khách,… Khu vực này tốt nhất là nên xây dựng theo phong cách mở để tăng sự kết nối và chia sẻ giữa các thành viên lại với nhau.
- Không gian làm việc tạm: đây là không gian làm việc để giúp nhân viên tìm thấy cảm hứng, hoặc dành cho những người muốn thay đổi không khí. Khu vực này không cần phải chiếm một diện tích lớn trong công ty. Thế nhưng, cần phải kê đủ bàn, ghế, cùng một số đồ trang trí sáng tạo để giúp nhân viên nhanh chóng gợi cảm hứng làm việc và xây dựng ý tưởng.
- Khu vực làm việc yên tĩnh: trong những văn phòng hiện đại ngày nay, người ta luôn chừa một không gian tuy không quá lớn nhưng có hệ thống cách âm tốt, để giúp nhân viên tập trung hơn trong công việc.
- Không gian làm việc phụ: đây là nơi để các nhân viên thảo luận, làm việc team với nhau nên cần bố trí theo dạng không gian mở, những khối bàn có thể di chuyển một cách dễ dàng.
- Phòng họp: phòng họp thường được bố trí khép kín, tách biệt hoàn toàn với không gian bên ngoài. Không những thế, phòng họp cần được đảm bảo trang bị đầy đủ những loại máy móc thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công việc.
3.8 Tiêu chuẩn về phong thủy khi thiết kế văn phòng
Phòng làm việc cần được thiết kế theo âm dương ngũ hành, để việc làm ăn được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Một số quy chuẩn thiết kế văn phòng làm việc theo phong thủy như sau:
Vị trí:
- Mặt tiền văn phòng nên tránh ống khói, cột điện hay những gốc cây lớn.
- WC không đặt gần cổng ra vào của văn phòng.
- Mặt tiền của công ty nên đặt ở vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển, có ngã 3, ngã 4, hoặc gần sông hồ để “minh đường hội tụ” giúp mang tài lộc về cho công ty.
- Nên chọn vị trí có nền cao, khô ráo, không bị nhấp nhô và không bị trũng.
- Không nên chọn vị trí mà phía sau văn phòng là gần chợ, cảng,…để cho văn phòng yên tĩnh.
Đồ nội thất:
- Hướng Đông Nam, cung Tốn: nên đặt thêm chậu cá, hồ nước,.. để bổ sung yếu tố Thủy.
- Hướng Tây Bắc, cung Càn: nên đặt thêm logo, cúp, tượng,.. để bổ sung yếu tố Kim.
- Nhà vệ sinh nên đặt ở một vị trí riêng để tránh ô uế tích tụ, làm ảnh hưởng đến vượng khí của doanh nghiệp.
- Bàn làm việc không nên đặt dưới xà ngang, hoặc những nơi có góc nhọn để tránh phát sinh những mâu thuẫn khi làm việc.
Hướng ngồi:
- Chỗ ngồi của chủ doanh nghiệp nên được bố trí ở nơi có thể tựa lưng vững chắc. Bên sau cũng có thể trang trí thêm một số bức tranh của rồng, hổ, … để họ cảm thấy vững chắc như được quý nhân và thân linh bảo vệ.
- Nên đặt bàn làm việc ở góc chéo của cổng ra vào.
- Chỗ ngồi làm việc cần thoáng mát, sạch sẽ. Bổ sung yếu tố cây xanh để nhân viên cảm thấy thoải mái hơn.
Yếu tố xanh:
- Văn phòng xanh sẽ giúp xoa dịu tâm trạng nhân viên, đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát trong văn phòng.
- Một số loại cây mà bạn có thể bổ sung vào văn phòng như: kim tiền, vạn lộc, kim ngân,…
3.9 Tiêu chuẩn về màu sắc khi thiết kế văn phòng
Thông thường, màu sắc trong thiết kế nội thất văn phòng sẽ là màu sắc của công ty, để đảm bảo độ nhận diện cho thương hiệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sáng tạo sử dụng màu sắc theo ý thích riêng của mình, để tạo sự độc đáo và khác biệt riêng.
Một số quy chuẩn thiết kế văn phòng khi chọn màu sắc hiện nay như sau:
- Dựa vào tính chất công việc: nếu doanh nghiệp thuộc các ngành nghiên cứu thì nên sử dụng màu xanh nhạt để nhân viên tập trung hơn. Một doanh nghiệp thiên về sáng tạo, thì những gam màu vui nhộn, tươi sáng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
- Dựa vào diện tích phòng: nếu phòng làm việc của bạn có diện tích vừa phải, được thiết kế theo kiểu truyền thống thì nên lựa chọn những màu sắc tone ấm để giảm bớt sự lạnh lẽo và cô đơn. Ngoài ra, với những văn phòng đang sử dụng tường hay nội thất bằng gỗ thì nên sử dụng trần nhà tông sáng để giảm bớt cảm giác khó chịu, nặng nề.
- Dựa vào ánh sáng: nên chọn màu sắc hợp lý để giúp khuếch tán được ánh sáng tối đa trong văn phòng.
- Dựa vào môi trường: màu sắc phải tương đồng với concept thiết kế của văn phòng.
3.10 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho văn phòng
Nhà vệ sinh là khu vực vô cùng quan trọng, không hề kém so với những khu vực khác trong văn phòng như phòng họp, phòng làm việc,…
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho văn phòng hiện nay như sau:
- Kiểm tra số lượng nhân viên để cân đối xây dựng số lượng nhà vệ sinh thích hợp.
- Phân chia nhà vệ sinh theo giới tính. Nếu không thì cần trang bị vách ngăn và khóa cửa cẩn thận.
- Lựa chọn những món đồ nội thất bên trong thích hợp.
- Nơi đặt phòng vệ sinh không nên quá chật chội, bí bách, mà cần phải thông thoáng.
- Bố trí hệ thống phòng chiếu sáng bên trong nhà vệ sinh hợp lý.
3.11 Tiêu chuẩn sắp xếp cây xanh trong văn phòng
Cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân viên công ty như giúp tạo không gian thoải mái, không khí trong lành, làm giảm stress và áp lực trong công việc,…. Mô hình văn phòng có cây xanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Khi bố trí cây xanh trong văn phòng, bạn nên tuân theo những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng như sau:
- Bố trí số lượng cây phù hợp với diện tích văn phòng. Không nên quá lạm dụng việc bố trí cây xanh.
- Nên chọn những loại cây có tán gọn, lá mềm mại, không có nhiều gai góc, hoặc có rễ quá lớn.
- Một số loại cây thường được đặt trong văn phòng như phát tài, kim tiền, trúc bách hợp,…
- Giữ gìn vệ sinh không gian văn phòng để ruồi muỗi không có nơi ở.
Tham khảo thêm: Quy trình thiết kế văn phòng trọn gói tại Crystal Design TPL
4. Những mẫu văn phòng làm việc đẹp được ưa chuộng
4.1 Mẫu thiết kế văn phòng xanh
Hệ thống cây xanh sẽ giúp văn phòng thoáng đãng, mát mẻ, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Cây xanh có thể bố trí ở trên giá sách, hay đặt ở góc tường để nhân viên cảm thấy thoải mái, kích thích sự tập trung và sáng tạo.
4.2 Mẫu thiết kế văn phòng hiện đại
Mỗi chỗ ngồi nhân viên đều sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc như tai nghe, máy tính,… Ngoài ra, những loại bàn ghế có thiết kế đặc biệt, dễ dàng di chuyển qua lại sẽ giúp việc làm nhóm trở nên thuận tiện hơn.
4.3 Mẫu thiết kế văn phòng mở
Văn phòng mở không chỉ giúp nhân viên có thể thoải mái di chuyển và trao đổi công việc qua lại mà nó còn giúp văn phòng thông thoáng, đón nhiều ánh sáng hơn nhờ vào việc lắp đặt hệ thống mặt kính chịu lực.
4.4 Mẫu thiết kế văn phòng sáng tạo
Không gian với lối decor đơn giản nhưng độc đáo hay những không gian với lối thiết kế vintage ấm cúng đều là những ý tưởng tốt giúp kích thích sự sáng tạo cho nhân viên.
Trên đây là toàn bộ các tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc mà Crystal Design – TPL đã giúp bạn tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết, hoặc nếu muốn được tư vấn, quý khách có thể liên hệ với Crystal Design – TPL để được giải đáp nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn không gian văn phòng làm việc lý tưởng, giúp nâng cao hiệu quả công việc và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp.
Tại Crystal Design – TPL, chúng tôi hiểu rằng mỗi không gian làm việc đều cần được tạo ra với sự cân nhắc kỹ lưỡng về công năng, thẩm mỹ và sự thoải mái. Với kinh nghiệm và sự chuyên môn trong việc thiết kế văn phòng làm việc, chúng tôi tự hào mang đến các giải pháp thiết kế độc đáo, phản ánh đúng nét đặc trưng và tinh thần của doanh nghiệp bạn.
Thông tin liên hệ:
- Website: www.deco-crystal.com
- Địa chỉ:
- 231A Dương Đình Hội, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- 210 Nguyễn Văn Giáp, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mail: quangsgvn@deco-crystal.com
- Số điện thoại: 090 631 7386
- Mail: montykim@deco-crystal.com
- Số điện thoại: 090 799 9660